Góc đáng yêu: Đàn cún mở tiệc trên mâm cơm của chủ

Đàn cún mở tiệc tưng bừng trên mâm cơm của chủ. ‘Nay bày đặt chải chiếu hoa bật quạt nữa, khách sáo ghê’, cún said.

Video: Đàn cún mở tiệc trên mâm cơm của chủ
Đàn cún mở tiệc trên mâm cơm của chủ (ảnh chụp từ video).

Mới đây, đoạn video ghi lại cảnh đàn cún mở tiệc trên mâm cơm của chủ khiến cộng đồng mạng thích thú. Theo đó, chủ nhà đặt mâm cơm trên chiếu hoa nhưng chưa kịp ăn. Thấy vậy, đàn cún thi nhau chạy tới mở tiệc trên mâm cơm của chủ.
Video ghi lại khoảnh khắc đàn cún mở tiệc trên mâm cơm của chủ:

Bình luận của độc giả về khoảnh khắc đàn cún mở tiệc trên mâm cơm của chủ

– Bọn này cũng không ăn hết, còn nguyên bát nước rau mà. Rất lịch sự!
– Rồi xong, chủ nhà được bữa đi ăn nhà hàng.
– Đây đích thị là nhà trẻ của cún rồi, đông thế. Tết nhất chiêu đãi cho các cún cũng phải ra vẻ chút chứ, có chiếu có quạt đàng hoàng cơ.
– Đọc được còm men auto bất tử. Khi chủ nhà check cam lại khồng biết cảm giác lúc ấy ra sao…….!
– Dù sao thỉnh thoảng cho cún bữa thịnh soạn cũng không sao.
– Ăn xong rồi tất cả các em úp mặt vào tường cho chừa !
– Tự thưởng cho mình một cái tết thịnh soạn nè.

Khám phá: Tại sao chó lại cần thính giác nhạy bén?

Khả năng nghe nhạy bén của loài chó có từ tổ tiên của chúng.

Tổ tiên của loài chó nhà là chó sói, và hiển nhiên chúng cũng cần trở thành những thợ săn điêu luyện để tồn tại. Khả năng nghe được âm thanh tần số cao là do các loài gặm nhấm nhỏ phát ra. Do đó, chó cần nghe để định vị con mồi. Chó đã duy trì thính giác tuyệt vời này trong suốt quá trình thuần hóa của chúng.

Video: Đàn cún mở tiệc trên mâm cơm của chủ
Ảnh: Pixabay.

Mặc dù hầu hết các loài chó có thể nghe thấy sóng hạ âm do các loài động vật khác nhau tạo ra, nhưng giống như hầu hết các loài động vật có vú, chó không giao tiếp bằng dải tần số thấp.

Trên thực tế, hầu hết các loài động vật có vú đều có thể nghe thấy âm thanh cao hơn mức chúng có thể tạo ra. Chó đã phát triển khả năng này để nghe chính xác, để xác định âm thanh phát ra từ đâu và kỹ thuật này được gọi là tín hiệu khác biệt quang phổ hai tai.

Khả năng này cho phép con chó so sánh dải tần của âm thanh khi nó phát ra ở mỗi bên tai. Tùy thuộc vào hướng phát ra âm thanh, tai của chó có thể bị đầu “ẩn” và chỉ một số tần số được hấp thụ (tần số cao hơn được hấp thụ nhiều hơn tần số thấp). Hình dạng đầu của con chó có thể xác định mức độ phân biệt phổ giữa các tần số.